Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Samantha Power. Ảnh: Reuters
Về phần mình, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Samantha Power cho rằng hành động của Nga ở Syria là không thể chấp nhận được, không phải chống chủ nghĩa khủng bố. Trong khi đó, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã hối thúc các cường quốc thế giới làm việc tích cực hơn để chấm dứt "cơn ác mộng" ở Syria khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có cuộc họp khẩn cấp nhằm thảo luận về cuộc xung đột đang leo thang tại quốc gia Trung Đông này.
Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton và ông Donald Trump, đại diện đảng Cộng hòa, sẽ diễn ra trong ít giờ tới. Đến thời điểm này, 3 nội dung của cuộc tranh luận đã được công bố. Theo đó, cuộc tranh luận trực tiếp kéo dài 90 phút với 3 nội dung chính: Hướng đi tương lai của nước Mỹ; Làm thế nào đạt thịnh vượng; Đảm bảo An ninh cho nước Mỹ. (XEM CHI TIẾT)
Nhật Bản cho xuất kích một chiến đấu cơ giữa lúc các máy bay của không quân Trung Quốc bay qua eo biển Miyako ở tỉnh Okinawa, tây nam Nhật Bản.
Ảnh: Kyodo
Hãng tin Kyodo ngày 25/9 dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết 8 máy máy của Trung Quốc, trong đó có 2 máy bay chiến đấu, đã bay qua eo biển Miyako nằm giữa đảo chính Okinawa và đảo Miyako vào sáng 25/9. Đây là lần đầu tiên máy bay quân sự Trung Quốc bay qua khu vực này. Tuy nhiên, phía Nhật Bản xác nhận đã không có hành động vi phạm không phận Nhật Bản.
Tuyên bố chung về Syria sau cuộc hội đàm của Ngoại trưởng các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý và Liên minh châu Âu tại Boston, đã lên án mạnh mẽ các vụ tấn công mà quân đội đang tiến hành vào miền Đông Aleppo những ngày qua, đồng thời kêu gọi Nga cần có những động thái ngoại giao mạnh mẽ nhằm gây sức ép lên chính quyền Syria để chấm dứt bạo lực đang leo thang ở quốc gia Trung Đông này. (XEM CHI TIẾT)
Thượng nghị sĩ bang Virginia (Mỹ) Richard Black thừa nhận, chiến dịch không kích của Nga ở Syria hiệu quả hơn hoạt động quân sự của liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu ở quốc gia Trung Đông này. Theo Thượng nghị sĩ Mỹ, trong cuộc chiến chống tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng, Washington đang bộc lộ sự dao động không nhất quán. (XEM CHI TIẾT)
Ngày 25/9, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố nước này muốn cùng Mỹ tham gia chiến dịch quân sự chung nhằm đẩy lùi nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ra khỏi thành trì chúng đang kiểm soát ở thành phố Raqqa, miền Bắc Syria, nhưng với điều kiện Washington phải loại lực lượng người Kurd khỏi các cuộc đàm phán. Ông Erdogan nói: "Ngoại trưởng và các quan chức quân sự của chúng tôi đang thảo luận với Mỹ về vấn đề ở Raqqa. Chúng tôi chia sẻ với họ những điều kiện của chúng tôi".
Hai thiếu nữ ở thành phố Nice, miền Nam nước Pháp, vừa bị bắt giữ vì tinh nghi chuẩn bị cho một vụ tấn công theo chỉ đạo của một phần tử thánh chiến người Pháp đang chiến đấu cho nhóm khủng bố IS ở Syria.
Ảnh: AFP
Cảnh sát Pháp cho biết hai đối tượng tình nghi tuổi 17 và 19 sống cùng khu vực tại Nice với Mohamed Lahouaiej Bouhlel - đối tượng cực đoan người Tunisia đã lái chiếc xe tải đâm vào đám đông khiến 86 người chết và hơn 300 người bị thương tại Nice đúng vào ngày Quốc khánh Pháp 14/7 vừa qua.
Tổ chức khủng bố IS đã nhận tiến hành vụ đánh bom liều chết làm 6 người thiệt mạng và gần 20 người bị thương ở phía tây thủ đô Baghdad, Iraq hôm 25/9. Trước đó, cảnh sát cho biết vụ nổ xảy ra tại Iskan, quận có đa số người Hồi giáo dòng Shi'ite sinh sống. Trong một tuyên bố, IS cho biết một công dân Iraq mặc áo khoác có chứa bom đã tiến hành vụ tấn công liều chết trên.
Ngày 25/9, Bộ Quốc phòng Iran thông báo nước này đã phóng tên lửa đạn đạo phát triển trong nước, mang tên "Zolfaqar". Tên lửa chiến thuật Zolfaqar, có khả năng tránh các tín hiệu gây nhiễu (phá sóng) trong chiến tranh điện tử, sẽ được đưa vào hoạt động trước cuối năm nay (theo lịch của Iran - tức tháng 3/2017). Zolfaqar có khả năng tấn công các mục tiêu trong phạm vi 750 km, với độ chính xác cao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét