Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Mỹ, châu Âu muốn Nga gây sức ép lên chính quyền Syria

Ảnh: Bộ Quốc phòng NgaẢnh: Bộ Quốc phòng Nga

Tuyên bố chung về Syria sau cuộc hội đàm của Ngoại trưởng các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý và Liên minh châu Âu (EU) tại Boston, đã lên án mạnh mẽ các vụ tấn công mà quân đội đang tiến hành vào miền Đông Aleppo những ngày qua.

Theo các nhà ngoại giao, thì các vụ tấn công của quân đội Syria “được Nga hậu thuẫn” đã mâu thuẫn nghiêm trọng với tuyên bố của Moscow ủng hộ một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột tại Syria.

Mỹ và EU kêu gọi Nga có các biện pháp mạnh mẽ nhằm chặn đứng hành động “đánh bom bừa bãi do chính phủ Syria thực hiện nhằm vào chính người dân nước mình”.

Ngoại trưởng Anh Boris Johnson thậm chí còn cáo buộc Nga kéo dài cuộc chiến ở Syria, làm tình hình xấu đi trong nước này.

Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 25/9 khẳng định, những cáo buộc này “sẽ rất đúng chỗ nếu nói về vai trò của London trong cuộc chiến ở Iraq”.

Thỏa thuận ngừng bắn giữa chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad và các lực lượng đối lập, do Mỹ và Nga đứng ra làm trung gian, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 12/9.

Tuy nhiên, giao tranh đã lại nổ ra ở Aleppo, nơi mà quân chính phủ đang đẩy mạnh các cuộc tấn công.

Đọc tiếp »

Ly khai Ukraine chặn âm mưu đánh bom bằng máy bay không người lái

Ảnh: RIA NovostiẢnh: RIA Novosti

Hãng RIA Novosti ngày 25/9 dẫn lời phát ngôn viên của lực lượng cảnh sát Cộng hòa nhân dân Lugansk tự xưng, ông Andrei Marochko cho biết: “Chúng tôi đã vô hiệu hoá thiết bị này đồng thời nghiên cứu quỹ đạo bay và tải trọng của máy bay không người lái.

Bước đầu đã phát hiện được rằng phương tiện bay chứa đầy chất nổ khi đó đang chuyển động theo hướng thành phố Lugansk để thực hiện vụ khủng bố”.

Theo số liệu, chiếc máy bay được trang bị hai đầu đạn tự tạo với khoảng 3 kg thuốc nổ TNT.

Mục tiêu của máy bay không người lái là chủ thể dân sự hoặc nơi tập trung đông dân trong địa bàn thành phố.

Phát ngôn viên lực lượng cảnh sát Cộng hòa nhân dân Lugansk tự xưng cho biết thêm, máy bay không người lái này đã bay dọc theo tuyến đường mà những chiếc máy bay do Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) lập trình.

"Điều này gây nên nguy hiểm cho hoạt động giám sát lệnh ngừng bắn của các bên liên quan", phát ngôn viên cảnh sát Cộng hòa nhân dân Lugansk cho biết.

Ông Andrei Marochko đánh giá cao sự hoạt động hiệu quả của lực lượng cảnh sát, giúp Lugansk đã chặn đứng được cuộc tấn công khủng bố với khả năng sát thương cao.

Đọc tiếp »

Hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ trước giờ ‘quyết đấu’

Hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ, tỷ phú Donald Trump và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton trước giờ ‘quyết đấu’. Ảnh: APHai ứng cử viên Tổng thống Mỹ, tỷ phú Donald Trump và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton trước giờ ‘quyết đấu’. Ảnh: AP

Ba cuộc tranh luận giữa cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và tỷ phú Donald Trump - phần đặc sắc nhất của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ diễn ra vào các ngày 26/9 – tại ĐH Hofstra (Hempstead, New York), ngày 9/10 – tại ĐH Washington (St.Louis, Missouri) và ngày 19/10 – tại ĐH Nevada (Las Vegas, Nevada).

Ba nội dung nóng hổi

Đến thời điểm này, người chủ trì cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ đã công bố 3 đề tài sẽ được mang ra thảo luận.

Theo đó, cuộc tranh luận trực tiếp kéo dài với tổng thời gian 90 phút.

Cuộc tranh luận gồm hai phần, gồm 3 nội dung chính: Hướng đi tương lai của nước Mỹ; Làm thế nào đạt thịnh vượng; Đảm bảo An ninh cho nước Mỹ.

Dẫn dắt cuộc tranh luận là người dẫn chương trình tin tức Nightly News nổi tiếng của đài NBC Lester Holt.

Người dẫn chương trình sẽ mở đầu mỗi phần với một câu hỏi, hai ứng cử viên Tổng thống mỗi người có 2 phút để trả lời. Các ứng cử viên cũng sẽ có cơ hội để hồi đáp lại những phát biểu của nhau.

Các ứng cử viên Tổng thống của các đảng thứ ba, bà Jill Stein và ông Gary Johnson không được mời tham gia tranh luận bởi vì họ không đạt được tỷ lệ ủng hộ cần thiết là ít nhất 15% trong 5 cuộc thăm dò công chúng mà Uỷ ban đặc trách cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên Tổng thống Mỹ đã chọn hồi tháng trước.

Kỷ lục về số người theo dõi

Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton của đảng Dân chủ và tỷ phú Donald Trump của đảng Cộng hòa nhiều khả năng sẽ thiết lập kỷ lục trên truyền hình Mỹ.

Theo giới chuyên gia truyền thông và chính trị Mỹ, cuộc cạnh tranh Tổng thống năm nay rất hấp dẫn với sự đối đầu giữa ông Trump – một doanh nhân “bạo miệng”, đồng thời là một ngôi sao truyền hình thực tế, với bà Clinton – cựu Ngoại trưởng Mỹ và là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử đại diện cho một chính đảng trong cuộc đua vào Nhà Trắng.

Vì vậy, cuộc tranh luận trực tiếp của họ có khả năng phá vỡ mọi kỷ lục người xem truyền hình của cuộc tranh luận trước đây giữa hai ứng cử viên Jimmy Carter và Ronald Reagan (năm 1980).

Theo hãng thống kê Nielsen, cuộc tranh luận năm 1980 đã thu hút 80 triệu khán giả ngồi trước màn hình TV.

Nhiều dự đoán cho rằng, tỷ lệ người xem cho cuộc tranh luận lần đầu giữa ông Trump và bà Clinton có thể cán mốc 100 triệu khán giả, ngang ngửa với trận chung kết giải bóng bầu dục nhà nghề Mỹ Super Bowl, sự kiện hàng năm “nóng” nhất trên truyền hình Mỹ.

Bà Clinton vẫn dẫn trước tỷ phú Trump

Ngay trước thềm sự kiện quan trọng này, bà Hillary Clinton đã nhận được những thông tin đáng khích lệ.

Kết quả cuộc thăm dò do hãng Reuters và Ipsos phối hợp thực hiện từ ngày 16-22/9 cho thấy có tới 41% số người Mỹ được hỏi ủng hộ bà Clinton, còn tỷ lệ này của ông Trump chỉ 37%.

Tuy nhiên, với 20% cử tri Mỹ vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng, mọi thứ vẫn có thể xảy ra.

Đọc tiếp »

Các nước cần tuân thủ luật pháp quốc tế

Lính hải quân Trung Quốc hiện diện trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (ảnh chụp ngày 29/1/2016)Lính hải quân Trung Quốc hiện diện trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (ảnh chụp ngày 29/1/2016)

Giải quyết hòa bình các tranh chấp

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu, xu thế cải cách, đổi mới sáng tạo, tái cơ cấu nền kinh tế tại nhiều quốc gia và quá trình quốc tế hóa đang tạo ra các cơ hội lớn nhằm thúc đẩy hợp tác, liên kết khu vực và toàn cầu, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết. Tuy nhiên, kinh tế thế giới phục hồi chậm, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, các thách thức ngày càng nghiêm trọng về an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu, thiên tai, bệnh dịch đang tác động tiêu cực, sâu rộng tới nhiều quốc gia; tình trạng bất ổn, bạo lực, xung đột, khủng bố gia tăng ở nhiều nơi và tư duy đề cao sức mạnh, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực tiếp tục là mối đe dọa đối với hòa bình, an ninh quốc tế. “Tư duy đề cao sức mạnh, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế tiếp tục đe dọa hòa bình, an ninh trên thế giới”, Phó Thủ tướng nói.

Vì vậy, cần tăng cường vai trò của các cơ chế đa phương, nhất là Liên Hợp Quốc (LHQ) trong việc thúc đẩy quan hệ đối tác và hỗ trợ các nước thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển bền vững. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói rằng, luật pháp quốc tế vẫn là yếu tố căn bản cho cấu trúc an ninh quốc tế ổn định và hệ thống đa phương mạnh mẽ. Tuy nhiên, các chuẩn mực, nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế vẫn còn bị xem nhẹ. Các chính sách, biện pháp áp đặt, đơn phương, cường quyền, sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn đề an ninh, chính trị quốc tế đã và đang gây căng thẳng, đối đầu, cản trở các nỗ lực giải quyết tranh chấp, xung đột bằng biện pháp hòa bình. “Chúng tôi đề nghị LHQ tiếp tục phát huy vai trò đề cao việc tuân thủ luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ, yếu tố nền tảng cho hòa bình, an ninh quốc tế. Mọi quốc gia dù lớn hay nhỏ cũng đều phải tuân thủ luật pháp. LHQ cũng cần tăng cường hơn nữa vai trò trong ngoại giao phòng ngừa, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình như đã được quy định rõ tại Điều 33 của Hiến chương LHQ”, Phó Thủ tướng phát biểu.

Mỗi quốc gia cần đặt lợi ích của mình trong lợi ích tổng thể chung của nhân loại, đặt dân tộc mình vào dòng chảy của thời đại. Chính sách nhân nghĩa, hòa hiếu sẽ giúp các dân tộc xóa bỏ hận thù, san lấp khoảng cách, kiểm soát tốt bất đồng, mở rộng cơ hội tìm giải pháp cơ bản, lâu dài cho mọi xung đột, tranh chấp giữa các nước. “Là một quốc gia đã trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh, hơn ai hết chúng tôi thấu hiểu giá trị của hòa bình. Để làm được như vậy, mỗi quốc gia cần có tư duy dài hạn, có cách tiếp cận toàn diện để cùng tìm kiếm các giải pháp tổng thể, mang tính toàn cầu, đảm bảo cân bằng lợi ích của các bên”, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói.

Chủ nghĩa đa phương, luật pháp quốc tế, hòa bình, hợp tác và phát triển là những nhân tố cốt yếu để xây dựng một khu vực châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Các nước trong khu vực đang cùng nhau thúc đẩy các sáng kiến liên kết, hợp tác chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nhất là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Tuy nhiên, khu vực này lại đang tiềm ẩn những nguy cơ xung đột, nhất là tại bán đảo Triều Tiên, biển Đông, đe dọa hòa bình, an ninh và thịnh vượng chung của khu vực. “Về những diễn biến phức tạp gần đây ở biển Đông, chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan cần kiềm chế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển 1982, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông, sớm tiến tới Bộ quy tắc ứng xử, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định, Việt Nam cam kết thực hiện thành công các Mục tiêu phát triển bền vững; thông báo Việt Nam đang hoàn tất các thủ tục để sớm phê chuẩn Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu, đã quyết định ứng cử làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021 và tăng cường tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ.

Thúc đẩy hợp tác trên 3 trụ cột

Tại Phiên thảo luận cấp cao, các nhà lãnh đạo đã thảo luận về nhiều phương hướng, biện pháp tăng cường hợp tác trên cả ba trụ cột hòa bình, an ninh, phát triển và quyền con người vì hòa bình, thịnh vượng trên toàn cầu và bảo vệ hành tinh, tập trung vào 3 nội dung chính.

Thứ nhất, các nhà lãnh đạo khẳng định cam kết triển khai thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững. Tại kỳ họp đã có 31 nước công bố phê chuẩn Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, đưa tổng số nước đã phê chuẩn thoả thuận quan trọng này lên 60. Các nhà lãnh đạo cũng nhất trí phối hợp hành động để ứng phó tình trạng kháng thuốc kháng sinh đe dọa cướp đi sinh mạng của 10 triệu người vào năm 2050 nếu không được khắc phục.

Thứ hai, các nhà lãnh đạo bày tỏ quyết tâm tìm kiếm giải pháp cho các cuộc xung đột kéo dài, tăng cường nỗ lực chung đấu tranh chống khủng bố, xây dựng hòa bình, giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của xung đột và ngăn chặn xung đột, chấm dứt các cuộc khủng hoảng nhân đạo và ứng phó hiệu quả với dòng người di cư, tị nạn. Nhiều phát biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, giải quyết xung đột bằng biện pháp hoà bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Tại kỳ họp này, Đại hội đồng LHQ đã nhất trí thông qua Tuyên bố New York về tị nạn và di cư, đề ra các biện pháp giải quyết vấn đề này.

Thứ ba, các nước đều nhấn mạnh cần tiếp tục cải tổ Hội đồng Bảo an, Đại hội đồng, hệ thống phát triển của LHQ để tăng cường hiệu quả hoạt động của LHQ, bảo đảm tính dân chủ, minh bạch, quyền tham gia bình đẳng và rộng rãi của tất cả các nước vào quá trình thảo luận, tham vấn và ra quyết sách đối với các nghị quyết, quyết định của LHQ.

Trong dịp tham dự Kỳ họp cấp cao của Đại hội đồng LHQ Khóa 71, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh có các cuộc tiếp xúc với bộ trưởng ngoại giao Bulgaria, Hungary, Bỉ, Argentina, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Ý, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Ý và một thứ trưởng ngoại giao Mỹ để thúc đẩy hợp tác tại các diễn đàn của LHQ cũng như quan hệ song phương. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng có cuộc tọa đàm với lãnh đạo hơn 25 doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ, trong đó có nhiều nhà đầu tư lớn tại Việt Nam.

Ngày 24/9, tại New York, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh có cuộc gặp Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện Ý Pier Ferdinando Casini và Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ viện Ý Fabrizio Cicchitto. Phía Ý ủng hộ việc cần duy trì hòa bình, ổn định, tự do, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển.

Ngày 24/9 tại New York, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tham dự Hội nghị không chính thức của các bộ trưởng ngoại giao ASEAN. Hội nghị tập trung bàn biện pháp triển khai các kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN; đẩy mạnh quan hệ với các đối tác, phối hợp lập trường ASEAN về các vấn đề tại LHQ, trong đó có việc xem xét ứng cử viên của các nước ASEAN vào các cơ quan của LHQ và các tổ chức quốc tế khác.

Đọc tiếp »

Trung Quốc sẽ dùng máy bay không người lái giám sát biển Đông

Đây là loại máy bay không người lái do Trung Quốc sản xuất, sử dụng công nghệ tàng hình, tránh được radar. Trên biển Hoa Đông, máy bay không người lái sẽ khảo sát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trung Quốc thường xuyên đưa tàu, máy bay tới khu vực quanh nhóm đảo không người ở này.

Cùng ngày, báo chí Trung Quốc đưa tin, khoảng 40 máy bay của không quân nước này diễn tập bay qua eo biển Miyako thuộc tỉnh Okinawa của Nhật Bản để tới khu vực Tây Thái Bình Dương. Đây là lần đầu tiên máy bay quân sự Trung Quốc bay qua eo biển Miyako. Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, sau khi 8 máy bay Trung Quốc bay qua eo biển Miyako sáng 25/9, Nhật Bản triển khai một máy bay chiến đấu để giám sát động thái của phía Trung Quốc. Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo, phía Trung Quốc không có hành động vi phạm không phận Nhật Bản.

Đọc tiếp »

Thụy Sĩ cho phép nghe lén, đọc trộm email

Những người ủng hộ luật mới nói rằng, Thụy Sĩ làm vậy là phù hợp xu thế chung, bắt kịp các nước khác. Những người phản đối cho rằng, luật mới có thể xâm phạm các quyền tự do cơ bản của công dân, ảnh hưởng tính trung lập của Thụy Sĩ vì nước này sẽ phải hợp tác chặt chẽ hơn với các cơ quan tình báo nước ngoài.

Khoảng 65,5% cử tri Thụy Sĩ bày tỏ chấp nhận luật mới. Luật mới sẽ cho phép Cơ quan Tình báo Liên bang và các cơ quan khác tiến hành giám sát điện tử với đối tượng tình nghi nếu được tòa án, Bộ Quốc phòng và nội các cho phép.

Chính phủ Thụy Sĩ nói rằng, các quyền giám sát mới sẽ được sử dụng với tần suất mỗi tháng khoảng một lần để giám sát những đối tượng tình nghi gây nguy cơ cao nhất.

Luật pháp Thụy Sĩ hiện hành chỉ cho phép cơ quan chức năng nước này dựa vào thông tin công khai hoặc lời khuyên của quan chức nước ngoài để giám sát các mối nguy cơ trong nước.

Luật giám sát mới được thông qua hồi năm ngoái, nhưng chưa được thi hành vì những người phản đối đã thu thập đủ chữ ký để Thụy Sĩ phải tổ chức trưng cầu ý dân. Hôm qua, đông đảo người dân đồng ý với luật mới. Ngoài ra, họ phản đối đề xuất tăng lương hưu thêm 10%.

Đọc tiếp »

THẾ GIỚI 24H: Nga-Mỹ khẩu chiến tại Liên hợp quốc về vấn đề Syria

Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Samantha Power. Ảnh: ReutersĐại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Samantha Power. Ảnh: Reuters

Về phần mình, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Samantha Power cho rằng hành động của Nga ở Syria là không thể chấp nhận được, không phải chống chủ nghĩa khủng bố. Trong khi đó, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã hối thúc các cường quốc thế giới làm việc tích cực hơn để chấm dứt "cơn ác mộng" ở Syria khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có cuộc họp khẩn cấp nhằm thảo luận về cuộc xung đột đang leo thang tại quốc gia Trung Đông này.


Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton và ông Donald Trump, đại diện đảng Cộng hòa, sẽ diễn ra trong ít giờ tới. Đến thời điểm này, 3 nội dung của cuộc tranh luận đã được công bố. Theo đó, cuộc tranh luận trực tiếp kéo dài 90 phút với 3 nội dung chính: Hướng đi tương lai của nước Mỹ; Làm thế nào đạt thịnh vượng; Đảm bảo An ninh cho nước Mỹ. (XEM CHI TIẾT)
Nhật Bản cho xuất kích một chiến đấu cơ giữa lúc các máy bay của không quân Trung Quốc bay qua eo biển Miyako ở tỉnh Okinawa, tây nam Nhật Bản.
THẾ GIỚI 24H: Nga-Mỹ khẩu chiến tại Liên hợp quốc về vấn đề Syria - ảnh 1Ảnh: Kyodo
Hãng tin Kyodo ngày 25/9 dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết 8 máy máy của Trung Quốc, trong đó có 2 máy bay chiến đấu, đã bay qua eo biển Miyako nằm giữa đảo chính Okinawa và đảo Miyako vào sáng 25/9. Đây là lần đầu tiên máy bay quân sự Trung Quốc bay qua khu vực này. Tuy nhiên, phía Nhật Bản xác nhận đã không có hành động vi phạm không phận Nhật Bản.
Tuyên bố chung về Syria sau cuộc hội đàm của Ngoại trưởng các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý và Liên minh châu Âu tại Boston, đã lên án mạnh mẽ các vụ tấn công mà quân đội đang tiến hành vào miền Đông Aleppo những ngày qua, đồng thời kêu gọi Nga cần có những động thái ngoại giao mạnh mẽ nhằm gây sức ép lên chính quyền Syria để chấm dứt bạo lực đang leo thang ở quốc gia Trung Đông này. (XEM CHI TIẾT)
Thượng nghị sĩ bang Virginia (Mỹ) Richard Black thừa nhận, chiến dịch không kích của Nga ở Syria hiệu quả hơn hoạt động quân sự của liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu ở quốc gia Trung Đông này. Theo Thượng nghị sĩ Mỹ, trong cuộc chiến chống tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng, Washington đang bộc lộ sự dao động không nhất quán. (XEM CHI TIẾT)
Ngày 25/9, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố nước này muốn cùng Mỹ tham gia chiến dịch quân sự chung nhằm đẩy lùi nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ra khỏi thành trì chúng đang kiểm soát ở thành phố Raqqa, miền Bắc Syria, nhưng với điều kiện Washington phải loại lực lượng người Kurd khỏi các cuộc đàm phán. Ông Erdogan nói: "Ngoại trưởng và các quan chức quân sự của chúng tôi đang thảo luận với Mỹ về vấn đề ở Raqqa. Chúng tôi chia sẻ với họ những điều kiện của chúng tôi".
Hai thiếu nữ ở thành phố Nice, miền Nam nước Pháp, vừa bị bắt giữ vì tinh nghi chuẩn bị cho một vụ tấn công theo chỉ đạo của một phần tử thánh chiến người Pháp đang chiến đấu cho nhóm khủng bố IS ở Syria.
THẾ GIỚI 24H: Nga-Mỹ khẩu chiến tại Liên hợp quốc về vấn đề Syria - ảnh 2Ảnh: AFP
Cảnh sát Pháp cho biết hai đối tượng tình nghi tuổi 17 và 19 sống cùng khu vực tại Nice với Mohamed Lahouaiej Bouhlel - đối tượng cực đoan người Tunisia đã lái chiếc xe tải đâm vào đám đông khiến 86 người chết và hơn 300 người bị thương tại Nice đúng vào ngày Quốc khánh Pháp 14/7 vừa qua.
Tổ chức khủng bố IS đã nhận tiến hành vụ đánh bom liều chết làm 6 người thiệt mạng và gần 20 người bị thương ở phía tây thủ đô Baghdad, Iraq hôm 25/9. Trước đó, cảnh sát cho biết vụ nổ xảy ra tại Iskan, quận có đa số người Hồi giáo dòng Shi'ite sinh sống. Trong một tuyên bố, IS cho biết một công dân Iraq mặc áo khoác có chứa bom đã tiến hành vụ tấn công liều chết trên.
Ngày 25/9, Bộ Quốc phòng Iran thông báo nước này đã phóng tên lửa đạn đạo phát triển trong nước, mang tên "Zolfaqar". Tên lửa chiến thuật Zolfaqar, có khả năng tránh các tín hiệu gây nhiễu (phá sóng) trong chiến tranh điện tử, sẽ được đưa vào hoạt động trước cuối năm nay (theo lịch của Iran - tức tháng 3/2017). Zolfaqar có khả năng tấn công các mục tiêu trong phạm vi 750 km, với độ chính xác cao.
Đọc tiếp »